TRUNG LAO VŨ TỘC

      Trung Lao là làng thứ hai xuất hiện sau làng Tương Nam bên hữu ngạn sông Hồng. Làng Tương Nam nay thuộc xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Làng Trung Lao nay thuộc xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, cùng tỉnh. Họ là dòng họ lớn nhất trong mười ba dòng họ của làng.

     Cách đây khoảng hơn một nghìn năm, bên hữu ngạn sông Hồng xuất hiện những dải đất gồ ghề, cao thấp do phù sa bồi đắp. Vì thế rất thích nghi cho các loài bèo dưới nước nảy nở, đặc biệt là dây lau. Khoảnh đất cao hơn thuở ấy là làng Tương Nam bây giờ. Khoảnh đất thấp hơn nhưng rộng rãi và bằng phẳng, dầy đặc loài dây lau, mà con người đầu tiên đặt chân khai phá là người họ . Dải đất này mang phù sa màu mỡ của sông Hồng, do đó thuận lợi cho việc canh tác và cuộc sống của con người. Sau một thời gian dài khai phá, dần dần trở thành một làng nhỏ mà người ta quen gọi là làng Lau.

     Trong gian truân sinh nhiều sáng tạo, làng Lau nhanh chóng đông đúc. Khoảng gần bảy trăm năm trước, một người tên là Đào Sư Tích đã kiến nghị cho đào một con kinh tương đối dài để dẫn thủy nhập điền tiện việc canh tác, vườn tược và chăn nuôi. Con kinh này bắt nguồn từ sông Hồng chảy qua làng Tương Nam về phía Tây, vòng vòng uốn khúc xuống tận cuối đồng Nghè (thuộc xã Trực Tuấn) thì hết; chia cắt làng Lau làm ba mảnh, tạo ra ba làng khác nhau. Để dễ bề sinh hoạt, người ta gọi mảnh trên là Thượng, mảnh giữa là Trung và mảnh dưới là Hạ. Dân làng phát triển mạnh nên âm Lau được đổi thành âm Lao. “Lao” trong tiếng Hán gồm nhiều từ mang ý nghĩa khác nhau; nếu viết tên làng Trung Lao theo hiện đại có nghĩa là “Chuồng trâu bò”, nhưng cứ hiểu đúng đắn và đầy đủ là làm lụng nhọc nhằn. Thế là tên ba làng mới xuất hiện gồm Thượng Lao, Trung LaoHạ Lao, được giữ nguyên tới giờ. Riêng có một chi nhánh lùi xa về phía Tây hiện vẫn gọi là làng Lau, một làng nhỏ tít bên trong chợ Quỳ.

     Phần con kinh, sau khi chia cắt Lau làm ba, tại đây một tên mới được đặt cho con kinh là Quỵt. Tên này không đẹp lắm nên được gọi khác đi là Quýt, và chính nơi đây còn một ngôi chùa là Chùa Quýt. Bởi con kinh khá rộng nên được xem là sông. Sông Quýt dài đâu ba cây số, thuận tiện cho thuyền bè đi lại từ sông cái về các làng mạc. Bờ cao sông Quýt là một thành lũy ngăn chặn triều cường về mùa bão lũ, lại được gọi là đường Vòng hay đê Quýt.

     Sông Quýt chia ra ba làng khác nhau, việc khứ hồi giao thương phải qua sông, vì thế một bến đò đã được thiết lập để phục vụ đôi bờ; ban đầu thưa thớt, sau đông dần thành mươi gia đình, nên gọi là trại Bến Đò. Người trại Bến Đò đa phần là dân chài lưới trên sông nước gồm nhiều nơi quy tụ lại, còn gọi là dân tứ chiếng… Dân tứ chiếng thích tự lập, chịu khó làm ăn nên đời sống khấm khá. Trại Bến Đò một thời kỳ hàng vạn cò cốc đến làm tổ nên có tên là trại Cò. Dân trại Cò sau đấy đã nhận Thánh Phêrô là quan thầy và xây cất nhà thờ rất đẹp vào năm 1906, cũng là một giáo họ duy trì chức sắc đứng nhất trong hàng xứ.

     Làng Trung Lao có mười ba dòng họ: Bùi, Đặng, Đào, Đỗ, Hoàng, Lê, Lương, Nguyễn, Phạm, Tạ, Trần, Văn và . Họ là người đầu tiên sáng lập làng Trung Lao và là dòng họ lớn nhất hiện nay. Chiếu theo gia phả họ tại Mộ Trạch-Hải Dương, Thần Tổ Vũ Hồn có tới nay trên mười hai thế kỷ. Họ Trung Lao thuộc chi phái Vũ Công, tức nằm chính thức trong Ngũ chi Bát phái cũa họ Vũ Mộ Trạch. Người họ có truyền thống học cao, tài giỏi và đạo đức; chưa có đời vua nào, chỉ làm quan. Khi không thích làm quan thì về dạy học, hưởng thú điền viên, phụng dưỡng cha mẹ già, vui vầy con cháu. Người họ luôn quan tâm đến phong thổ hầu lưu truyền hậu duệ.

     Trung Lao, mảnh đất hoàng kim đã được người họ thống lĩnh ngay từ đầu. Ngôi mộ tổ ba trăm lẻ hai thước vuông to nhất làng vẫn nguyên vẹn tới nay, đáng tiếc không còn bia đá. Ông tổ này sinh bảy người con trai; người con cả làm quan Tứ Trụ triều Lê, bia mộ ông rành rành ghi rõ: Trụ Quốc Đại Thần, Lê Triều Giám Sinh, Đồng Chính Chương Sự, Vũ Công Tôn Lăng. Người con thứ hai là Vũ Công Tôn Tự, chính ông cùng phu nhân đã hợp lăng Tiên Tổ thời Hậu Lê. Trong thời kỳ đạo Kitô phát triển, hậu duệ người con út cương quyết không theo nên bị trục xuất khỏi làng Trung Lao. Vốn tính táo bạo và ngỗ ngược, ông liền di tản xuống phía Nam rồi lập ra thôn Hạ. Nơi đây hoang vu, rất nhiều rắn hổ mang hoành hành, ông dần khai phá và chinh phục; nay còn đấy, chính là làng Hạ thôn, tên khác, làng An Mỹ.

     Những bến đò xưa kia thường có cây đa to che bóng râm cho khách chờ đò, điều này có lẽ ông cha ta muốn áp dụng để bảo vệ sức khỏe con người. Gốc đa, bến đò lại có cụ già ngồi bán nước, hoa quả, đồng bánh viên kẹo. Cụ già họ cũng vậy; vì không thích làm quan nên về sống ẩn dật nơi bến đò thôn dã, bán quán, vừa cảm thấy thanh nhàn, ngắm cảnh quan non nước thanh bình, đón khách thập phương, nhằm hội ngộ cố tri…

     Năm tháng trôi qua, vào một ngày phong ba bão táp làm trốc gồc cây đa, trơ ba hũ sành nặng đậy kín, dưới đáy toàn chữ Nho. Cụ già thu ngay vào gầm giường, có ngờ đâu lưu vật này di chuyển nên bên Tàu bị động. Vài tuần sau, cụ chợt thấy một người cứ đi qua đi lại nơi gốc đa mà chẳng hề qua sông. Cuối cùng chú khách đành lên tiếng: “Cây đa đổ, cụ có bắt được vật gì ở đấy không?”. Cụ già vui vẻ đáp: “Tôi bắt được ba cái hũ nặng lắm, đang cất ở gầm giường trong nhà”. Chú khách sung sướng van cụ cho xem, rồi quả quyết là của mình và thực tình xin lại. Cụ già không ngần ngại, chẳng những giao hết mà còn phi điều kiện. Trước lòng tốt của cụ, chú khách hằng biết ơn và bảo cụ: “Tôi chỉ cho cụ trông thấy một ngôi mộ, sau này cháu chắt cụ sẽ không phải nghèo nàn, làm tôi mọi thiên hạ”.

     Vào một ngày đẹp trời, chú khách dẫn cụ già tới phần mộ và cắm một cây sào cao giữa đất. Hai người lên đê Quýt ngắm xuống, quả nhiên cây sào lắc lư chao đảo. Chú khách bảo: “Như vậy đúng rồi đó, cụ sẽ cỡi rồng xem bảng ở hướng Đông”. Về sau cụ già đưa hài cốt cha mình đến táng tại chỗ ấy. Đấy chính là ngôi mộ tổ họ bây giờ. Phần chú khách biết rõ việc giả nghĩa cụ già bằng ngôi mộ ấy thì làng hướng Đông (Xối Đông Thượng) ắt bị quả báo nên lại phải sang bàn bạc giúp họ xây một ngôi chùa, trước chùa dựng một bảng chắn, trước bảng trồng hai cây cơm xôi thì mới tránh khỏi tai họa. Riêng ngôi mộ tổ họ , từ nấm đất nhỏ dần dần trở thành một lăng mộ với bia đá rất cầu kỳ công phu, được các bậc tiền nhân gian nan tác tạo, xem như lớn nhất ở Trung Lao thời ấy.

     Họ làng Trung Lao là dòng họ lớn nhất trong các dòng họ kể trên (hơn 70%), cũng là dòng họ trường tồn việc hiếu hỷ lễ nghĩa, thăm viếng, trùng tu các phần mộ tiên tổ và lưu truyền dòng tộc lâu đời nhất. Dòng tộc vẫn khuyên dạy con cháu gìn giữ các di sản quý giá, không chỉ của mình mà còn của làng Trung Lao nữa. Vinh dự thay dòng tộc , thật là:

          Mênh mông, mênh mông, lại mênh mông

          Thần tổ anh minh, rộng tấm lòng.

     Cũng là vinh dự lớn cho cả làng Trung Lao, đã xanh và xanh mãi đến muôn đời.

                                                                                                     

                                                                                        VŨ ĐÌNH PHƯỢNG

 

     Ghi chú: Câu truyện tuy nội dung rất súc tích (truyền khẩu) nhưng bài này cũng được biên tập lại phần nào cho phù hợp lịch sử, địa danh, văn vần và ngữ nghĩa. Xin các vị cao minh sẵn lòng chỉ giáo, và nhất là mong tác giả cảm thông.

    (VŨ ĐÌNH CƯỜNG hiệu đính)